Với hàm lượng hơn 40% Flavonoid có trong Keo ong xanh Brazil (28mg/ml) và 100% nguyên chất, đây là sản phẩm keo ong tốt nhất là trên thị trường. Nhưng Flavonoid là gì ? Tác dụng và hoạt chất của nó đối với chúng ta như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho chúng ta.
Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học: – Trước hết, các chất flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường. Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,…).
Keo ong chứa hơn 70 loại Flavonoid
Flavonoid là gì ?
Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật, nhưng về độ nguyên chất và hàm lượng thì Keo Ong Xanh Brazil chiếm phần lớn. Hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Flavonoid cũng là thành phần hay gặp trong dược liệu nguồn gốc thực vật. Cho đến nay có khoảng 4.000 chất đã được xác định cấu trúc. Chỉ riêng 2 nhóm flavon và flavonol và với nhóm thế là OH và/hoặc OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38.627 chất. Phần lớn các chất flavonoid có màu vàng (Flavonoid do từ flavus có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên một số có màu xanh, tím đỏ, một số khác lại không có màu cũng thuộc nhóm flavonoid. Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid, xanthon, cần chú ý để khỏi nhầm lẫn.
Tác dụng sinh học của flavonoid.
- Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion kim loại này là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hoá. Các flavonoid có 3,5,3′,4′ hydroxy có khả năng liên kết tốt với các ion kim loại đó theo phức oxychromon, oxycarbonyl hoặc 3′,4′ orthodioxyphenol.
- Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO., ROO.. Các gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hoá. Thí nghiệm cho thấy khả năng dập tắt của một số flavonoid theo thứ tự: myricetin >quercetin> rhammetin> morin> diosmetin> naringenin> apigenin> catechin> 5,7 dihydroxy-3′, 4′, 5′ trimethoxy flavon> robinin> kaempferol> flavon.
- Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt động của enzym oxy hoá – khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase. Enzym này làm tăng tính thấm của mao mạch. Khi enzym này thừa thì gây hiện tượng xuất huyết dươi da mà y học gọi là bệnh thiếu vit. P (P avitaminose). Các chế phẩm chứa flavonoid chiết từ các loài Citrus như “Cemaflavone”, “Circularine”…, flavonoid từ lá bạc hà (diosmin) như “Daflon”, “Diosmil”, flavonoid từ hoa hoè (rutin) với nhiều biệt dược khác nhau đã chứng minh tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch. Tác dụng này được hợp lực cùng với acid ascorbic. Flavonoid được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ, chảy máu do đặt vòng trong phụ khoa, các bệnh trong nhãn khoa như sung huyết kết mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Các dẫn chất anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc và đã được chứng minh có tác dụng tăng thị lực vào ban đêm.
- Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo vệ được chức năng gan khi một số chất độc được đưa vào cơ thể súc vật thí nghiệm (CCl4, benzen, ethanol, CHCl3, quinin, novarsenol…) Dưới tác dụng của flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng thời lượng glycogen trong gan tăng. Sự tích luỹ glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải độc gan.
- Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hoá, tạo ra những sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự huỷ hoại tế bào. Đưa các chất chống oxy hoá như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa các nguy cơ như xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá , tổn thương do bức xạ, thoái hoá gan…
Việc sử dụng một số dược liệu trong điều trị viêm gan, xơ gan, bảo vệ tế bào gan rất hiệu quả như: cây actisô, có biệt dược là Chophytol. Cây Silibum marianum Gaertn có biệt dược “Legalon”; cây bụt dấm – Hibiscus sabdariffa.
Thành phần hóa học Flavonoid có trong Keo Ong Xanh Brazil
Tác dụng kích thích tiết mật thể hiện ở các chất thuộc nhóm flavanon, flavon, flavonol và flavan-3-ol.
- Trên bộ máy tiết niệu, nhiều flavonoid thuôc nhóm flavon, flavanon, flavonol thể hiện tác dụng thông tiểu rõ rệt. Scoparosid trong Sarothamnus scoparius, lespecapitosid trong Lespedeza capitata, quercitrin trong lá diếp cá, flavonoid của cây râu mèo đều có tác dụng thông tiểu.
- Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống dẫn mật, phế quản và một số tổ chức khác). Ví dụ apigenin có tác dụng làm giảm co thắt phế quản gây ra bởi histamin, acetylcholin, seretonin.
- Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuôc các nhóm flavon, flavanon, dihydroflavonol, anthocyanin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavon, biflavon, 4-aryl coumarin, 4-aryl chroman đều được chứng minh bằng thực nghiệm do các chất flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostagladin.
- Tác dụng chống loét của flavanon và chalcon glycosid của rễ cam thảo đã được ứng dụng để chữa đau dạ dày. Một số dẫn chất khác như catechin, 3-O-methyl catechin, naringenin cũng đã được thử thấy có tác dụng chống loét.
Người ta đã sử dụng rutin, citrin, leucodelphinidin, quercetin, catechin để điều trị ban đỏ, viêm da, tổn thương da và màng nhầy trong trường hợp xạ trị.
- Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavonol, flavan-3-ol, anthocyanin như quercetin, rutin, myricetin, pelargonin, hỗn hợp catechin của trà có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích phút của tim, thí nghiệm làm hồi phục tim khi bị ngộ độc bởi CHCl3, quinin, methanol, bình thường lại sự rối loạn nhịp.
- Trên hệ thần kinh, một số C-flavon glycosid của hạt táo – Ziziphus vulgaris var. spinosus (chứa spinosin, swertisin và các dẫn chất acyl của spinosin) có tác dụng an thần rõ rệt.
- Một số flavonoid khác thuộc nhóm rotenoid như chất rotenon có trong dây mật – Derris ellipticaBenth thì tác dụng diệt côn trùng đã được biết và đã được ứng dụng từ lâu.
- Cao chiết từ lá cây bạch quả – Ginko biloba chứa các dẫn chất 3-rutinosid của kaempferol, quercetin và isorhammetin (trong lá già đã vàng thì chứa ginkgetin và isoginkgetin) đã được một số hãng của Pháp bào chế thành biệt dược ví dụ “Ginkogink”, “Tanakan” có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện lão suy: rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng, hay cáu gắt.
- Các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid có tác dụng estrogen ví dụ genistein (=5,7,4′ trihydroxyisoflavon) daizein (= 7,4′ dihydroxyisoflavon). Tác dụng này được giải thích do sự gần nhau về cấu trúc với diethylstilboestrol.
- Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất như leucocyanidin, leucopelargonidin, leucodelphinidin và tác dụng kháng HIV của một số dẫn chất thuộc nhóm flavon như chrysin, acacetin 7-O-b-D-galactopyranosid.
Tài liệu tham khảo Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.